Nhà mái thái- cách thi công nhà mái thái
Biệt thự mái thái có nhiều kiểu dáng cách điệu phù hợp với nhiều công trình kiến trúc khác nhau, có tính năng tản nhiệt chống nóng tốt tuy nhiên Mái thái thường có nhiều mái đan xen nhau nên thi công nhà mái thái trở nên khó khăn hơn.
Thế nào là nhà mái thái?
Nhà mái thái là kiểu nhà phổ biến hiện nay. Đặc điểm chính của kiểu nhà này là mái có dạng ngói được xếp chồng lên nhau và dốc. Thiết kế của nhà mái thái khá cầu kì và chi phí thi công cũng cao hơn các kiểu nhà khác. Có một số kiểu nhà mái thái phổ biến hiện nay như: nhà cấp 4 mái thái, nhà mái thái 2, 3 hoặc 4 tầng và biệt thự kiểu mái thái.
nhà mái thái có đặc điểm gì?
Mỗi kiểu nhà mái thái sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuỳ theo hình dáng cũng như kết cấu của căn nhà mà chúng ta có thể phân biệt được các kiểu nhà mái thái.
Nhà cấp 4 mái thái được xây dựng nhiều ở nông thôn, vì các hộ dân có diện tích đất khá rộng và kiểu nhà này phù hợp với mức thu nhập không nhiều của họ. Chi phí xây dựng nhà cấp 4 mái thái tương đối thấp, hoàn thành trong thời gian ngắn, không yêu cầu kĩ thuật cao.
Ở thành phố không có nhiều những ngôi nhà cấp 4 mái thái như ở nông thôn, thay vào đó là các ngôi nhà mái thái từ 2 tầng trở lên.
Thi công nhà mái thái nhiều tầng là lựa chọn phù hợp đối với những gia đình ở thành phố vì diện tích đất mà họ sở hữu không nhiều. Thiết kế mái thái sẽ mang lại cho ngôi nhà vẻ hiện đại, thu hút. Tuy nhiên, những căn nhà mái thái nhiều tầng này lại đòi hỏi nhiều kĩ thuật thi công phức tạp, thời gian thi công tương đối dài và nhất là để hoàn thành một căn nhà kiểu này thì chi phí mà bạn phải bỏ ra là không hề nhỏ.
Nhà mái thái có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm của nhà mái thái
Về công năng:
Nhà mái thái có tính năng tản nhiệt chống nóng, do có độ dốc vừa phải nên khi có nước mưa rơi xuống nhanh chóng thoát nước tự nhiên, không bị ứ đọng trên mái. Đồng thời, nó cũng bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột, ngấm nước.
Về thiết kế:
Biệt thự mái thái có nhiều kiểu dáng cách điệu phù hợp với nhiều công trình kiến trúc khác nhau, chất liệu đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Về tính thẩm mỹ:
Dễ dàng nhận thấy, kiến trúc nhà mái thái khéo léo tôn vinh lên vẻ đẹp thanh thoát, cao ráo của ngôi nhà. Từ những mẫu nhà phố hiện đại khoẻ khắn vuông vức, khi kết hợp với mái thái lại nhịp nhàng mềm mại, có vẻ như hai dáng vẻ dối ngược nhau nhưng khi kết hợp với nhau bổ sung cho nhau tạo nên khối kiến trúc hoàn hảo. Đến những mẫu nhà vườn dẽ dàng thu hút người đối diện được tạo nên từ kiến trúc và tự nhiên.
– Nhược điểm:
Chi phí cao hơn.
Mái thái thường có nhiều mái đan xen nhau nên thi công nhà mái thái trở nên khó khăn hơn.
Kỹ thuật thi công nhà mái thái
Khi thi công nhà mái thái, một giai đoạn quan trọng đem lại vẻ đẹp cho ngôi nhà chính là giai đoạn làm khung kèo và lợp ngói.
Ngày nay Vật liệu làm khung kèo đang được các chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn là thép mạ nhôm kẽm chống gỉ, ưu điểm của thép nhẹ chống gỉ là thi công dễ dàng, nhanh chóng, và chính xác.
Thi công khung kèo mái ngói
Nhà mái thái thường có 2 dạng là làm khung vì kèo lợp ngói và lợp ngói trên mái bê tông dốc.
Đối với mái nhà có kết cấu khung kèo thì ta tiến hành kiểm tra mặt bằng mái sau đó làm vì kèo, tiếp đó dựng kèo và căn chỉnh để các vì kèo có cùng độ cao, sau đó dải mè (lito) để lợp ngói, Khoảng cách lito theo quy cách của ngói.
Đối với mái bê tông lợp ngói thì phương pháp dán ngói bằng cách tạo đường mè bằng vữa đang đượng sử dụng rộng rãi, ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí tuy nhiên lại tồn tại nhược điểm rất lớn là liên kết ngói với bê tông yếu ớt dễ dẫn đến hiện tượng xệ ngói, mái nóng hơn do độ tản nhiệt thấp. để khắc phục các nhược điểm trên thì các gia chủ lựa chọn Phuong án lợp ngói trên mái bê tông, có nghĩa là làm khung giàn thép trên mái bê tông dốc sau đó lợp ngói.
Quy trình thi công mái bê tông lợp ngói: Kiểm tra mặt bằng mái sau đó lắp đặt cầu phong xổ dọc theo mái nhà, khoảng cách cầu phong 1-1.1 m, các cầu phong được gắn chắc chắn vào bê tông bởi pad liên kết và bulong nở. tiếp đó là căn chỉnh các cầu phong có cùng độ cao và tiến hành dải mè (lito). Khoảng cách mè theo quy cách ngói
Lợp ngói
Lợp ngói là công đoạn khó, yêu cầu kỹ thuật cao để tạo nên một mái nhà thẩm mỹ thì yêu cầu thợ thi công phải có kinh nghiệm trong việc thi công mái nhà lợp ngói.
Sau khi đã hoàn thiện khung kèo thép ta tiến hành lợp ngói.
Để có mái ngói phẳng đẹp các viên ngói thẳng hàng ngang, hàng dọc thì bước lợp hàng ngói đầu tiên là quan trọng nhất, để hàng ngói đầu tiên được thẳng thì khi đặt viên đầu tiên bên phải phải vuông góc sau đó đặt viên ngói cuối cùng bên trái, lấy dây căng từ viên đầu tiên đến viên cuối và tiến hành lợp từ phải qua trái từ dưới lên trên.
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI QUANG KHÔI
Địa chỉ: Cốc Lâm, Bình Định, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Hotline: 0982.52.52.88
Email: keothepnhe.nstruss@gmail.com